0903279893

Mối thợ và những điều bạn chưa biết?

Qua bài viết “Tìm hiểu về con mối và vương quốc loài mối”, chúng ta đã biết mối thợ là những tên nông phu cần mẫn chỉ biết làm và làm, có vẻ khá tẻ nhạt…. Ở bài viết “Mối thợ và những điều bạn chưa biết?” này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về những công việc mà mối thợ đảm nhận. Có phải chúng chỉ biết kiếm ăn và phá hoại như chúng ta vẫn nghĩ?

Bài viết cùng chuyên mục

Mối chúa – Những bất ngờ & thú vị mà bạn chưa biết?​

Mối cánh – Những điều bạn cần biết?

Mối lính – Những bất ngờ & thú vị mà bạn chưa biết?​

Tổ mối – Những bất ngờ & thú vị mà bạn chưa biết?​

Bộ máy tiêu hóa của mối – Những điều bạn cần biết

Nguồn gốc và đặc điểm của mối thợ

Mối thợ được hình thành từ mối non qua nhiều lần lột xác mà thành. Mối thợ có màu trắng sữa đồng đều từ đầu đến bụng, kính thước cơ thể và các chi nhỏ. Trông chúng khá là mỏng manh và yếu ớt. Song nếu chứng kiến các công trình nhà gỗ trăm gian đổ sụp vì bị mối xông mới thấy chúng không hề yếu ớt một chút nào?

Nhiệm vụ của mối thợ

Mối thợ có số lượng đông nhất chiếm 80% số lượng cá thể trong tổ và giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng, chúng gánh vác mọi công việc trong vương quốc. Bao gồm:

– Trong xây dựng: xây tổ, đắp đường mui và sửa chữa, tu bổ công trình

– Lao động: tìm kiếm thức ăn, và lấy nước, chăm sóc vườn nấm

– Sinh hoạt: bảo mẫu khi chuyển trứng từ hoàng cung – nuôi ấu trùng, và chăm sóc mối non, mớm cho mối chúa và mối lính.

– Chiến đấu: Ngoài ra chúng còn tham gia chiến đấu khi bị loài mối khác xâm lấn hoặc tổ mối bị tấn công.

Mối quan hệ giữa mối thợ và mối lính

Mối thợ và mối lính là 2 thành phần thường xuyên tương tác với nhau trong công việc, sinh hoạt và cả chiến đấu. Chúng tuy 2 mà là 1 bởi mối lính bắt nguồn từ mối thợ. Qua thời gian và sự chọn lọc tự nhiên, những cá thể mối thợ khỏe mạnh sẽ phân hóa thành mối lính.

Cách mối thợ tìm thức ăn

Mối thợ khi tìm kiếm thức ăn thường bắt đầu với một đường hầm thăm dò. Đường hầm thăm dò được phân nhanh từ tổ và dần dần nở xòe ra xuyên tâm vào trong nhiều đường hầm nhỏ hơn. Sự tìm kiếm thức ăn không diễn ra tùy tiện mà được chia thành nhiều vùng thăm dò. Số lượng đường hầm tăng lên tại những nơi thức ăn đã được khám và và giảm bớt tại những nơi không tìm thấy nguồn thức ăn nào. Mối thợ có khả năng tìm thấy nguồn thức ăn ở khoảng cách từ 79 – 100m và có thể tạo đường hầm thăm dò trên vùng diện tích khoảng 1091 m2.

Một trong những tập tính quan trọng của mối thợ đó là tha mồi về tổ. Chúng tha mồi về tổ để lưu trữ thức ăn, và quan trọng nhất là liếm hoocmon được tiết ra trên mình mối chúa. Lợi dụng tập tính này, người ta đã tìm ra cách diệt mối bằng phương pháp lây nhiễm (hay còn gọi là phương pháp sinh học) “dùng mối diệt mối” để tiêu diệt tận gốc tổ mối trong nhà.

Bài viết liên quan

8 Tác hại không ngờ của mối gây ra

Chia sẻ:

Viết một bình luận