Chúng ta chỉ phát hiện mối khi các cấu kiện đã bị ăn rỗng bên trong. Thiệt hại lúc này gần như toàn bộ, nguy cơ phải thay mới rất cao. Để cứu tài sản trong nhà trước khi qua muộn, 6 dấu hiệu dưới đây giúp bạn nhận biết mối đang tấn công nhà bạn.
[wc_divider style=”solid” line=”single” margin_top=”” margin_bottom=””][/wc_divider]
XEM THÊM:
Nguyên nhân tại sao mối xông nhà tôi?
Mối xâm nhập vào nhà bằng cách nào?
7 Điểm nóng trong nhà mối thường xuyên phá hoại
8 Tác hại không ngờ của mối gây ra
[wc_divider style=”solid” line=”single” margin_top=”” margin_bottom=””][/wc_divider]
1, Đắp đất
Một trong những dấu vết đặc trưng của mối là đường đắp đất, chúng có thể xuất hiện trên tường thành những vệt dài. Hoặc trên nền nhà dưới dạng những ụ đất. Các đường đắp đất còn ẩm chứng tỏ mối vừa mới đắp hoặc chúng đang hoạt động. Các đường đất cũ, mối bỏ đi không còn độ ẩm sẽ có màu trắng. Thường chúng ta nhầm lẫm đất mối và đất kiến. Đất mối chúng sử dụng nước và keo do mối tiết thành khối vững chắc “hồ” xây tường. Trong khi đó đất kiến tơi và xốp.
[wc_divider style=”solid” line=”single” margin_top=”” margin_bottom=””][/wc_divider]
2, Cửa bị xệ cánh khó đóng mở
Một ngày đẹp trời cánh của đi của bạn bị xệ cánh, các ngăn kéo tủ bếp hoặc tủ đồ gỗ đóng mở khó khăn. Và bạn phát hiện những vết đất bất thường bạn cần gọi thợ diệt mối trước khi gọi thợ sửa đồ gỗ trước tiên.
[wc_divider style=”solid” line=”single” margin_top=”” margin_bottom=””][/wc_divider]
3, Mối cánh
Thông thường một tổ mối bắt nguồn từ cặp mối sinh sản (mối cánh). Vì vậy nếu phát hiện mối cánh trong nhà thì rất có thể nhà bạn đang trở thành mục tiêu làm tổ của chúng, hoặc chúng đã làm tổ từ lúc nào mà bạn không hề hay biết
[wc_divider style=”solid” line=”single” margin_top=”” margin_bottom=””][/wc_divider]
4, Tiếng động
Mối hoạt động cả ngày lẫn đêm. Tuy không phát ra âm thanh “cót két” to và rõ như mọt, mối khi ăn thường phát ra tiếng “tóc tóc” hoặc “rào rào” đều đều kéo dài. Nếu là người khó ngủ bạn khó lòng chợt mắt hoặc có được giấc ngủ sâu.
[wc_divider style=”solid” line=”single” margin_top=”” margin_bottom=””][/wc_divider]
5, Vết ăn
Mối khi ăn thì không biểu lộ ra bên ngoài, khi bề mặt đồ gỗ phồng rộp bất thường thì ta mới phát hiện ra và kiểm tra. Mối, mọt, và xén tóc là 3 loại côn trùng phá hoại gỗ trong nhà, nhìn vào vết ăn ta có thể nhận biết được từng loài phá hoại. Vết ăn của mối nó có hình zíc zắc như hình ảnh bên dưới và trông giống như một mê cung vậy.
[wc_divider style=”solid” line=”single” margin_top=”” margin_bottom=””][/wc_divider]
6, Chập điện
Trong ổ điện có khoang trống và nhiệt độ ổn định thích hợp để mối làm tổ. Ổ điện hoàn toàn có thể bị chập mạch gây mất điện cục bộ, nặng có thể dẫn đến cháy nổ do mối mang đất ẩm và nước vào đây để “xây thành đắp lũy”. Hình ảnh mối làm tổ trong ổ điện không phải điều hiếm gặp khi các kỹ thuật viên Bterm – diệt mối sinh học tác nghiệp tại nhà khách hàng.
[wc_divider style=”solid” line=”single” margin_top=”” margin_bottom=””][/wc_divider]
Theo wikipedia, mối có hơn 2.700 loài với tập tính kiếm thức ăn và làm tổ riêng. Tại Việt Nam cũng phát hiện hơn 120 loài mối, mức độ phá hoại của mỗi loài mối với mỗi loại công trình là khác nhau. Để diệt mối hiệu quả ta cần tìm cách diệt mối phù hợp nhất đối với từng loại mối và từng loại công trình cụ thể.
Xem thêm:
Diệt mối bằng phương pháp sinh học
Cách diệt mối dân gian theo kinh nghiệm của cha ông