0903279893

Mối chúa – Những bất ngờ & thú vị mà bạn chưa biết?​

Hoạt động của một nữ hoàng mối thật sự khá buồn tẻ. Cả cuộc đời của mình, mối chúa chẳng biết làm gì khác ngoài việc “ăn và đẻ”. Chúng béo ục ịch đến nỗi không thể di chuyển được và phải luôn luôn có người hầu kẻ hạ. Toàn bộ giang sơn đều do 1 tay mối chúa khởi tạo từ con số “0” tròn chĩnh. Tuy số lượng cá thể lên đến hàng triệu con mối, nhưng việc điều hành chúng đối với mối chúa chẳng hề khó khăn. Mối chúa tiết ra một loại hoocmon đặc biệt khiến bọn mối lính và mối thợ răm rắp tuân theo.

Bài viết cùng chuyên mục

Mối cánh – Những điều bạn cần biết?

Mối lính – Những bất ngờ & thú vị mà bạn chưa biết?​

Mối thợ và những điều bạn chưa biết?

Tổ mối – Những bất ngờ & thú vị mà bạn chưa biết?​

Bộ máy tiêu hóa của mối – Những điều bạn cần biết

Mối chúa sinh ra từ đâu?

Qua bài viết “Tìm hiểu về con mối và vương quốc loài mối”, chúng ta đã biết, mối chúa được hình thành từ mối cánh mà ra. Song trong tổ mối, không chỉ có 1 mà có đến 2 loại mối cánh, đó là: mối cánh ngắn và mối cánh dài.

Mối cánh ngắn & mối cánh dài

Mối cánh ngắn

– Mối cánh ngắn: Loại mối này không phả là đẳng cấp tồn tại phổ biến, có màu sắc nhạt, thân mềm hơn trên lưng ngực, có mần cánh ngắn nhỏ giống như cánh cào cào non. Sức sinh đẻ kém hơn. Mối vua, chúa cánh ngắn thường chỉ xuất hiện sau khi mối vua, chúa nguyên thuỷ chết, nhưng đôi khi chúng tồn tại đồng thời.

Mối cánh dài

Mối cánh dài trưởng thành sau khi bay giao hoan, rụng cánh, ghép đôi và sinh sản trở thành kẻ sáng lập đầu tiên một quần thể mối gọi là mối vua và chúa nguyên thuỷ. Chúng có màu sắc thẫm hơn và cứng hơn, có mắt kép và mắt đơn phát triển, trên mảnh lưng ngực còn giữ lại vẩy cánh, sức sinh sản lớn. Trong một quần thể mối thường chỉ có một đôi mối vua và chúa nguyên thuỷ nhưng trong tổ mối một số loài mối đất số lượng này có thể nhiều hơn.

Mối chúa điều khiển tổ mối như thế nào?

Mối thợ và mối lính không sống được lâu (khoảng 30 ngày), do đó mối chúa thường xuyên đẻ để bổ sung và thay thế. Số lượng trứng 1 con trưởng thành có thể đẻ từ 10.000 – 30.000 trứng/ngày. Trong cả vòng đời mối chúa sinh sản mạnh mẽ hơn 10 năm và có thể để đến 165 triệu trứng. Đồng nghĩa với việc trong cả vòng đời chúng chỉ huy khoảng 165 triệu cá thể. Bí quyết nào khiến để mối chúa chỉ huy một lượng cá thể lớn như vậy. Đó chính là hooc mon. Hooc mon quyết định trứng nở ra mối lính, mối thợ, mối cánh. Do đó nó luôn kiểm soát được tỉ lệ, mật độ cá thể trong đàn ở mức hài hòa. Hooc mon ngăn chặn sự sinh sản, trong tổ ngoài mối chúa ra thì không con nào có thể sinh sản. Mặc dù mối thợ và mối lính chúng có giới tính rõ ràng, song hooc mon ức chế không cho phép chúng cảm nhận được giới tính của mình và chúng không hề có khái niệm sinh sản.

Mối chúa là trung tâm vận hành của cả hệ thống tổ mối  sản sinh pheromone giao tiếp, phân chia nhiệm vụ của mối non trưởng thành, kiểm soát kích thước tổ và ngăn chặn sự hình thành mối sinh sản thế hệ hai, ba … Khi tổ mối đạt kích thước nhất định nó sẽ cho phép mối sinh sản thể hệ thứ hai, thứ ba phát triển. Các con mối này sẽ lập tổ phụ xung quanh tổ chính và đẻ trứng

Mối chúa sản sinh chất hóc môn pheromone nuôi tổ. Chất hóc môn này có vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn: Mối ăn xenlulo nhưng không có enzim phân giải trực tiếp xenlulo thành đường, chúng phải nhờ nấm cộng sinh trong ruột cộng thêm hóc môn này mới phân giải được xenlulo thành đường.

Mối chúa sống ở đâu trong lãnh địa của mình?

Toàn bộ thuộc địa mối được xây dựng xung quanh mối chúa. Mối vua cũng sống bên cạnh mối chúa. Vị trí mối chúa sinh sống ở nằm ẩn sâu bên trong trung tâm của tổ mối khu vực hoàng cung tổ. Mắt thường không thể nhìn thấy được tổ mối chúa trong công trình nhà ở. Để bắt được mối chúa rất khó, trừ khi bạn sẽ phải xác định hoàng cung mối chúa sinh sống đào vào đúng gian mối chúa đang sống. Mối chúa tuy béo tốt nhưng có điểm yếu là khi bị bắt ra khỏi tổ vài phút chúng chết liền.

Điều gì xảy ra khi mối chúa chết?

Mặc dù vòng đời của mối chúa rất dài: từ 15 – 25 năm. Song mối chúa cuối cùng cũng sẽ chết, mối thợ sẽ tiếp tục cố gắng và phục vụ và duy trì cơ thể của nữ hoàng mối, việc sản xuất trứng sẽ dừng lại. Tuy nhiên, có mối chúa dự bị khác thay thế xuất hiện, chiếm lấy tổ hiện tại, hoặc trở thành một số phận và tạo ra một tổ mới ở một nơi khác.

Mối chúa hậu bị là thành phần mối chúa sinh sản dự bị. Do loài mối thuộc loài sinh sản vô tính. Điều này đảm bảo mối chúa dự bị sẽ có gen mối chúa nguyên thủy, thực hiện được những phần việc vận hành và sinh sản mà nó để lại khi mối chúa nguyên thủy chết.

Mối chúa hậu bị  xuất hiện trong hệ thống tổ khi mở rộng địa bàn và tổ phụ của chính vẫn liên quan tới tổ chính. Tuy nhiên, trong giai đoạn này mối chúa dự bị có nhiệm vụ chính nuối tổ, nhiệm vụ sinh sản phụ, chúng sẽ không sinh sản nhiều như mối chúa nguyên thủy.

Bài viết liên quan

8 Tác hại không ngờ của mối gây ra

Chia sẻ:

Viết một bình luận